LỬA XANH CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bình giảng "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến

Go down

Bình giảng "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến Empty Bình giảng "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến

Bài gửi by khach_vip 7/10/2008, 19:30

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Hai câu đầu (câu khai) vẽ lên bối cảnh của toàn bài. Sách Gia Ngữ nói: “Thủy chí thanh tắc vô ngư”, nghĩa là “nước trong veo” thì không có cá, thế mà Nguyễn Khuyến, giữa trời thu lạnh lẽo, lại nhè lúc “nước trong veo” mà ngồi thuyền đi câu, thì thật là thất thế, là làm một việc khó khăn, ngược đời. Vậy, đặt tựa bài thơ là “câu cá mùa thu”, mà mới vào đầu bài đã cho thấy cái việc câu cá đó là chuyện gần như không thể đạt được thành quả, thì chẳng phải là đã vạch rõ cho ta thấy cái tình cảnh ngặt nghèo rất mực của tác giả rồi đó sao ? Nhà Nho Nguyễn Khuyến, đỗ đạt vào bậc nhất thời đó, làm quan to, nhưng trước cảnh nước mất, phải từ quan, về dạy học, nhìn ngoại nhân hoành hành, vua quan bạc nhược, chỉ biết theo Pháp cầu an, đã thấy rõ là cái hoài bão giúp dân giúp nước của mình, thật khó khăn, gần như vô vọng, chẳng khác nào cảnh “câu cá nước trong” được đề ra ngay từ câu đầu vậy.

Câu hai “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, tựu trung chỉ làm rõ thêm cái ý của câu đầu. Thuyền trong ao thì đâu phải thuyền “bé tẻo teo” đối với ao ? Thuyền bé tẻo teo đối với mặt hồ rộng lớn, đối với biển cả mênh mông, thì còn có lý, chứ cái ao tự nó đã bé, thuyền đối với ao thì có chi mà phải bảo là “bé tẻo teo” ? Vậy, thuyền đây chính là cái thân phận của Nguyễn Khuyến, và chiếc thuyền ấy thật là “bé tẻo teo” đối với cảnh vật, Đất Trời, bao la, cũng như thân phận của tác giả “be tẻo teo” đối với cái thời thế thiên nan vạn nan phủ trùm lên ông vậy.

Hai câu ba và bốn, còn được gọi là câu “thừa” (thơ Đường Luật gồm 2 câu khai, 2 câu thừa, 2 câu chuyển và 2 câu hợp, hay thâu). Hai câu “thừa” này thừa theo cái bối cảnh khó khăn vừa được phác họa trong hai câu đầu, mà đưa ra hai thái độ xử thế trước bối cảnh ấy :

“Sóng nước theo làn hơi gợn tí” tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thổi. Nhưng, mặc dù gợn sóng, trong chiều sâu, nước vẫn là nước, ao vẫn là ao, không hề lay động, không hề suy suyển. Đó chính là thái độ của bản thân mình mà tác giả muốn được người đời thông cảm : trước thời thế khó khăn, ông đã phải từ quan, đã phải ngồi yên, thậm chí có lúc đã phải vào dạy học trong Dinh của ông quan thân Pháp Hoàng Cao Khải, nhưng, những điều đó chẳng qua chỉ là những gợn sóng, theo làn gió thổi mà thôi, chứ trong thâm tâm, trong chiều sâu, ông vẫn là ông, vẫn giữ vững hào khí của người quân tử, vẫn mang nặng lòng trung thành với tổ quốc.

Ngược lại,

“Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”

là một thái độ mà Nguyễn Khuyến chối bỏ. Thật vậy, tuy cùng phản ứng trước làn gió thổi, nhưng nếu gợn sóng chỉ là một hiện tượng bề mặt, trong khi căn bản vẫn y nguyên, thì “lá vàng” hoàn toàn ngược lại. Lá vàng đã bị bứt khỏi cành cây. Nó chỉ còn biết phất phơ theo gió thổi, gió đưa về đâu thì nó về đó, để rồi rốt cuộc sẽ mục nát trên mặt đất. Từ khi lìa khỏi cành cây, “đưa vèo” theo gió, lá vàng đã không còn là một thành phần của cây nữa, khác với “sóng nước”, lúc nào cũng vẫn là nước, là thành phần của ao, của hồ, của sông, của biển. Vậy, hai câu ba, bốn, là lời tự bạch của tác giả : ta là sóng, gợn theo gió, nhưng lòng trung với “nước” vẫn không hề suy suyển, chứ chẳng phải như lá vàng kia, lìa căn bỏ cội, phải chịu hoàn toàn lệ thuộc ngọn gió, để rồi mục nát trên mặt đất mùa thu...

Câu năm và câu sáu :

Từng mây lơ lửng trời xanh ngát
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

tức hai câu “chuyển”, được dùng để đưa cái tâm trạng vừa biện bạch ở trên vào trong bối cảnh tâm lý chung của người thời đó. Ở trên nói đến gió, đến lá vàng là trình bày tâm trạng riêng tư của tác giả đối với những ép buộc của thời thế. Còn hai câu năm và sáu thì cho biết tâm trạng và thái độ của những người khác đối với tâm trạng của tác giả. Tại sao giữa muôn ngàn vạn triệu cảnh vật mùa thu mà Nguyễn Khuyến lại chọn nói đến “từng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, với “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”, nếu không phải chỉ để nêu lên nỗi niềm cô đơn của mình, trước sự thờ ơ, nhạt nhẽo, hay rẻ khinh, chế diễu của kẻ đương thời ? (xem “ông phỗng đá") Ôi, trời xanh ngát, chỉ có một “từng mây lơ lửng”, cô đon, chẳng biết cùng ai chia sẻ cái nhìn thế sự. Rồi ngõ trúc kia , nhìn mà xem, nó cũng vắng teo, chẳng một ai thèm mang đến cái hoài bão của người Nho Sĩ nhiệt tâm nhưng thất thế. Câu chuyện “câu cá nước trong”, câu chuyện “sóng nước” với “lá vàng”, nói ra mà làm chi, mấy ai hiểu, mấy kẻ cảm thông ? Tả cảnh, nhưng trong cảnh là tình, chỉ biết có cảnh mà bỏ mặc tình thì có phải là tội cho nhà thơ lắm lắm hay không ?

Trong hai câu chót còn được gọi là thâu, hạy hợp, thật ra chỉ có câu thứ 7

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”

là thực sự “thâu tóm” tình cảnh của toàn bài mà thôi. Toàn thể sáu câu trên kết tụ trong sự đợi chờ “tựa gối ôm cần” của người câu cá, như Nguyễn Khuyến đã có lần tâm tình trong “Tự Thọ” :

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
Thử xem Trời mãi thế này ư ?

Ta nhận xét : ông không nói “đời”, mà nói “Trời”, cái ý đã rõ. Sự thay đổi sẽ đến từ Trời, và từ điều mà nhà Nho nghĩ là tượng trưng cho “luật Trời”, tức từ cái Thời. Vì thế, đợi ở đây là đợi thời, đợi Thiên Thời. Hệ Từ của Dịch Kinh có nói :“Quân Tử đãi thời nhi động” (người quân tử đợi thời mà hành động). Thật vậy, có thời để hành động, nhưng cũng có thời phải ngồi yên, như mấy câu trích trong bài thơ của một tên thi sĩ cà chớn :

Tử Nha rung gối chờ câu động
Phù Đổng vươn vai tỏ chí cao
Tắc Hạ quy về ôn cố sử
Lam Sơn xuất trướng dựng tân trào

(Tắc Hạ là nơi rất nhiều học sĩ thời Chiến Quốc quy tụ về học hỏi trao đổi)

Vậy, chờ đợi là một cung cách xử thế của nhà Nho, và là một thái độ tích cực, có thể phần nào ví như sự đợi chờ của người câu cá, lúc nào cũng sẵn sàng ứng biến. Không chừng khi vẽ lên cảnh đợi chờ này, Nguyễn Khuyến đã nghĩ đến một ông câu lừng danh ở thời Cổ, là Khương Tử Nha, câu cá đợi thời đến rất già (80 tuổi ?) mới ra tài giúp sức lập nên nhà Chu ?

Câu cuối :

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

đem tất cả những tình cảnh của toàn bài vừa được gồm thâu trong câu

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”

mà đặt vào trong một niềm tin, niềm tin nơi chính nghĩa, để đưa người đọc đến một kết luận đầy hy vọng. Đó là: dù cho thời thế khó khăn, dù cho người đơi thờ ơ, dù cho đã chờ “lâu chẳng được”, nhưng, thoang thoảng đâu đây nghe như có tiếng cá đớp động dưới chân bèo, tựa hồ như có dấu hiệu gì của thời cuộc chuyển biến...Hai câu đầu nêu lên một thực tế khách quan, trong khi hai câu cuối đưa đến một niềm tin chủ quan, và trong khi ta đang thấm dần vào cái khung cảnh gẩn như không có lối thoát của bài thơ, thì tác giả đã đột ngột kết thúc bằng một câu cuối đậm màu hy vọng, phủ tràn lên những bi quan của các câu trước. Bài thơ như một vở kịch, đang bế tắc thì thình lình một cái gì bất ngờ xảy đến giải quyết tất cả. Thật khéo. Và cũng thật bổ ích cho những ai đồng cảnh ngộ...
[/size]
khach_vip
khach_vip
Khách Viếng Thăm
Khách Viếng Thăm

Nam
Đóng góp : : 204
Nhìn thấy mặt trời : 31
from : trường Nguyễn Công Trứ
iob / hobbies : Học sinh / go out with my friend
tính cách : lúc thì như thế này , lúc thì như thế kia
thành viên 4rum từ ngày : 20/08/2008

http://www.thptnguyencongtru.org/diendan

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết